Đèn giao thông dùng để điều khiển giao thông quan trọng tại các điểm, nút thắt giao thông giúp giải quyết các vấn đề giao thông quan trọng và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Tại sao lại được gọi là đèn giao thông ?
Chắc hẳn là chúng ta không còn xa lạ gì với các loại đèn giao thông trên đường thế nhưng chắc chắn không phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa của các loại đèn này. Vậy tóm lại đèn tín hiệu giao thông có bao nhiêu loại và ý nghĩa của từng loại là như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé !
Với ba màu với ba ý nghĩa riêng biệt bắt buộc người tham gia giao thông thông biết tuân thủ khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường ngoại trừ những trường hợp điều khiển phương tiện vượt quá vạch quy định thì cần phải nhanh chóng di chuyển qua để không gây nên nguy hiểm cho mọi người xung quanh mình.
Màu đỏ thì có ý nghĩa báo hiệu cho các phương tiện lưu thông bắt buộc dừng lại khi thấy đèn đỏ bật lên, đèn xanh thì có ý nghĩa báo hiệu cho các phương tiện đang tham gia giao thông biết chúng được cho phép đi còn đèn vàng báo hiệu cho người tham gia giao thông biết cần giảm tốc độ và dừng lại trước vạch quy định.
Tác dụng của đèn giao thông
Trước khi ôtô ra đời thì chúng ta đã có những cột đèn đỏ đèn xanh được thắp sáng bằng khí gas để chỉ dẫn cho các tàu hỏa sau đó đèn giao thông được lắp đặt tại các đường phố trên toàn thế giới, giúp chúng ta biết khi nào an toàn để lái xe qua ngã tư hay đi bộ qua đường phố, hoặc nhường đường cho xe khác di chuyển.
Đèn đếm lùi
Gắn cạnh đèn chính để báo hiệu thời gian còn lại trước khi đèn chính chuyển màu rất hữu ích cho người đi đường, vì chúng ta biết được khi nào thì đèn chính chuyển màu mà chủ động tăng hay giảm tốc độ.
Đèn cho người đi bộ sang đường
Tín hiệu đèn màu đỏ có hình người tư thế đứng hoặc chữ viết “dừng lại” còn tín hiệu màu xanh có hình người tư thế hoặc chữ viết “đi” thì người đi bộ chỉ được phép đi qua đường khi có tín hiệu đèn xanh bật sáng và khi tín hiệu nhấp nháy tức là báo hiệu sắp chuyển sang tín hiệu đỏ là người đi bộ phải dừng lại không qua đường.
Đèn phụ hình mũi tên màu xanh:
Các loại phương tiện giao thông chỉ được phép di chuyển khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép rẽ trái thì đồng thời cũng cho phép quay đầu và đèn hộp gồm mũi tên màu xanh với gạch chéo màu đỏ treo ở phía trên làn xe chạy đi còn tín hiệu xanh cho phép đi ở trên làn đường có mũi tên chỉ.
Đèn cho phép rẽ phải
Đèn xanh đỏ thường có kích thước nhỏ treo trên cùng cột đèn giao thông còn ở phía dưới của các đèn chính thì đèn này thể hiện cho phép người rẽ phải trái hay không còn loại đèn hai màu xanh và đỏ không nhấp nháy thì dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà,…
Đèn tín hiệu giao thông do ai phát minh ra
Theo tờ báo BBC tình trạng ùn tắc giao thông xuất hiện ngay trong thập niên 1860 và xe ngựa kéo và người đi bộ đã chen chúc nhau trên những con đường ở thủ đô London nên ông John Peake Knight đã đưa ra giải pháp để kiểm soát giao thông.
Ông Knight đã trang bị thêm cho đường sắt những cột đèn tín hiệu trong đó bao gồm các biển báo nhỏ kéo dài bắt đầu từ một cây cột lớn để chỉ dẫn cho đoàn tàu có thể vượt qua và cột đèn ra hiệu lệnh bằng biển báo “dừng lại”, “đi tiếp” vào ban ngày còn ban đêm các tín hiệu trên biển báo được thay thế tương ứng bằng đèn khí gas.
Vào ngày 9/12/1868 hệ thống đèn tín hiệu giao thông đầu tiên trên thế giới đã được lắp đặt tại giao lộ giữa con phố Bridge và con phố Great George gần tòa nhà Quốc Hội sau đó mọi người dự đoán đèn tín hiệu giao thông sẽ được lắp đặt thêm ở một số nơi khác.
Năm 1920 William Potts – ông sĩ quan cảnh sát tại thành phố Detroit, Mỹ phát triển hệ thống đèn giao thông tự động ba màu đầu tiên trong đó bao gồm đèn màu xanh, vàng và màu đỏ theo của Bộ Giao thông Vận tải Mỹ và tín hiệu đèn dành cho người đi bộ bắt đầu dần dần xuất hiện trong thập niên 1930.
Cấu tạo của đèn tín hiệu giao thông
Cột đèn giao thông hiện nay có khá nhiều mẫu mã kiểu dáng đa dạng tùy thuộc vào mức chi phí của từng đơn vị cũng như yêu cầu về tính nhu cầu thẩm mỹ mà xem xét để lựa chọn mẫu cột đèn có thiết kế phù hợp nhưng tuy nhiên cấu tạo cột đèn tín hiệu giao thông thì đều có cùng chung những đặc điểm, bộ phận.
1. Phần móng
Là một bộ phận của cột đèn giao thông tiếp giáp trực tiếp với mặt đường có ảnh hưởng xúc tác đến khả năng chống chịu các tác động bên ngoài cũng như là độ an toàn của cột đèn thông thường thì được làm bằng gang, thép có khả năng chịu lực tốt.
Tùy thuộc vào công năng từng loại đèn và thường có hình vuông hoặc hình tròn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu cũng như địa hình nơi lắp đặt mà phần móng cột của đèn nên được chôn sâu dưới lòng đất từ 1 – 1,2m.
2. Phần cột, tay vươn
Cột và tay vươn đèn giao thông được sản xuất từ vật liệu gang thép chất lượng cao và có sử dụng thêm các biện pháp như nhúng kẽm nóng tạo sơn công nghiệp để gia tăng độ bền trước những tác động môi trường thì có thể thay đổi phụ thuộc vào từng loại đèn nhưng cần phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đã được quy định.
3. Phần đèn giao thông
Phần đèn của cột đèn tín hiệu giao thông cơ bản nhất gồm có bộ ba đèn báo màu đỏ, xanh,vàng và nếu lắp theo chiều dọc thì đèn có thứ tự từ trên xuống là đỏ, vàng, xanh bên cạnh đó còn có một số cột đèn tín hiệu giao thông ở những vị trí đặc biệt chỉ bao gồm đèn vàng hay hai màu xanh và đỏ mà thôi.
Ngoài ra tùy vào từng tuyến đường thì chủ đầu tư có thể lắp thêm một hoặc hai loại đèn nữa là đèn đếm giây chính là loại đèn đếm số lùi có ý nghĩa ngầm thông báo thời gian hiệu lực của các loại đèn đang bật sáng giúp người tham gia giao thông chủ động hơn thường được lắp ở giao lộ có nhiều ngã rẽ để chỉ hướng phương tiện.
4. Phần điều khiển mạch điện
Phần điều khiển mạch điện thường được lắp ở phía trong hộp đèn có bộ điều khiển này thì sẽ hoạt động tự động theo cài đặt sẵn hoặc tùy chỉnh theo mệnh lệnh của cảnh sát giao thông để phân luồng xe chạy vào giờ cao điểm.
Nguyên tắc về đèn giao thông
Ngoài những cột đèn giao thông ta thường thấy với 3 màu xanh, vàng, đỏ thường thấy ở các ngã tư giao lộ thì người tham gia giao thông còn lâu lâu lại bắt gặp những loại tín hiệu khác trên đường như: đèn mũi tên, đèn 2 màu.
Vị trí của mặt đèn quay về hướng đi của người điều khiển giao thông khi đèn bố trí theo chiều thẳng đứng đặt trên lề đường và dải phân cách theo chiều cao vị trí thấp nhất nhất của đèn từ 1,7m đến 5,8m, khoảng cách từ bộ đèn đến mép phần đường xe chạy từ 0,5 đến 2m.
Khi đèn được đặt theo chiều ngang thì chiều cao tối thiểu là 5,2m tối đa đến 7,8m từ điểm thấp nhất của đèn đến phía mặt đường hoặc mặt vỉa hè sao cho người tham gia giao thông nhìn thấy được từ xa đủ để giảm tốc độ và dừng xe được một cách an toàn.
Trong một số trường hợp khác có thể cho phép kết hợp đặt đèn trên cột điện hoặc những vật kiến trúc nhưng chắc chắn phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt đèn về vị trí, độ cao, khoảng cách nhìn thấy đèn nếu theo Quy chuẩn này sẽ đảm bảo về thẩm mỹ.
Đèn tín hiệu đặt trên từng nhánh đường hoặc ngay trước nút giao theo chiều đi thì tùy từng trường hợp có thể bổ sung thêm đèn tín hiệu hoặc phía bên kia nút giao theo chiều đi để nhắc lại và thuận tiện cho việc quan sát người đi đường.
Khi nào thì cần đặt đèn tín hiệu giao thông
Thời gian đèn xanh tối thiểu cho một hướng giao thông là 15 giây còn đối với đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn dài ít nhất là 7 giây vì khi lưu lượng người đi bộ thấp và bề rộng đường hẹp làm cho 2 làn xe và đường ưu tiên có thể giảm bớt chu kỳ đèn ngắn hơn nhưng không ít hơn 4 giây.
Chú ý, tốc độ của người đi bộ sang đường tính bằng 1,2 m/s nhưng nếu mà nơi bố trí dành cho người khuyết tật qua đường thì sẽ phải tính tốc độ của người sang đường thấp hơn 1,2 m/s và sẽ căn cứ vào thị sát để đặt chu kỳ đèn cho phù hợp với tiêu chuẩn.
Đèn giao thông giúp người đi bộ sang đường đặc biệt là người khiếm thị khiếm thính hoặc khuyết tật người ta còn sử dụng thiết bị cảm biến thụ động hay nút ấn dành cho người đi bộ sang đường bao gồm nút ấn và đèn nhấp nháy đặt chung ở vị trí thuận lợi trên vỉa hè ngay vị trí bắt đầu.
Thiết bị nút ấn được chuẩn bị bộ phận phát ra âm thanh để báo nơi đặt thiết bị nút ấn để dễ nhận biết có chu kỳ 0,15 giây và lặp lại sau 1 giây có thể nghe thấy từ cự ly 1,8 m đến 3,7 m và sẽ bị vô hiệu hóa khi chu kỳ đèn nhấp nháy kết thúc. Sử dụng đèn tín hiệu có đường kính 300mm ở những đường có tốc độ 60km/h trở lên ở nơi thường xuyên không có người và nơi có nhiều người già.
Kết luận
Đèn giao thông thì chắc hẳn chúng ta ai ai cũng không xa lạ gì khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường thế nhưng chưa chắc ai cũng hiểu rõ và hiểu được hết ý nghĩa của từng loại như thế nào và bài viết này sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất và cụ thể nhất nhé !