Được ví như biểu tượng của văn hóa truyền thống, đèn lồng được sử dụng rất phổ biến tại các khu phố cổ của Nhật, tô đậm thêm sự cổ kính và tịch mịch. Những chiếc đèn lồng Nhật Bản – với đủ kiểu dáng và thiết kế cũng góp phần tạo nên sự độc đáo của lễ hội truyền thống xứ Phù Tang – Lễ hội đèn lồng. Vậy tại sao đèn lồng Nhật Bản được xem là linh hồn của các lễ hội truyền thống?
Đèn lồng – Nét đẹp văn hóa Nhật Bản
Trong văn hóa truyền thống của người Nhật, Đèn lồng không chỉ được nhắc đến như một vật dụng để chiếu sáng mà còn chứa đựng nhiều giá trị. Đèn lồng Nhật Bản mang trong mình giá trị văn hóa đặc trưng của người dân “đất nước anh đào”, được duy trì từ xưa đến nay.
Những chiếc đèn lồng Nhật Bản có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, bắt nguồn từ kỹ thuật chiếu sáng thời cổ đại. Mục đích chính của việc sử dụng đèn lồng trong truyền thống là để trang trí lối đi, nhà cửa tại các khu phố. Với ánh sáng nhẹ nhàng và huyền ảo, màu sắc đa dạng, những chiếc đèn lồng góp phần làm tăng sự cổ kính và vẻ đẹp vốn có của các khu phố Nhật thời xưa.
Đèn lồng Nhật Bản thường được làm từ một loại giấy truyền thống, được gọi là washi, được dán vào khung tre đã qua xử lý để tránh mối mọt. Tuy vậy, theo thời gian, một số loại đèn lồng giấy được thay thế bằng các loại chất liệu vải. Khung đèn cũng được thay thế bằng kim loại để đảm bảo độ bền.
Những chiếc đèn lồng có thể được treo trong nhà hay ngoài trời tùy vào mục đích trang trí của người sử dụng. Đặc biệt, đèn lồng Nhật Bản là vật trang trí không thể thiếu trong các ngày lễ,lễ hội truyền thống…Nó cũng được sử dụng phổ biến khi trang trí nhà hàng kiểu Nhật. Sự xuất hiện của đèn lồng trong không gian nội thất tạo sự ấm áp và thanh tịch.
Các loại đèn lồng Nhật Bản
Đèn lồng Nhật Bản đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã. Điều này đem đến nhiều sự chọn lựa khi trang trí. Người ta có thể sáng tạo nhiều ý tưởng trang trí khác nhau.
Một số loại đèn lồng Nhật Bản phổ biến là:
Đèn lồng Nhật Bản Ishitourou
Ishitourou là đèn lồng đá, cũng là loại đèn đầu tiên được du nhập vào Nhật Bản. Đèn Ishitourou được du nhập từ Trung Quốc, xuất hiện lần đầu tiên trong các ngôi chùa thờ Phật. Dần dần được phát triển và sử dụng tại các ngôi đền Thần đạo, hay xuất hiện trong vườn và nhà của những người giàu có.
Đèn Ishitourou được chia làm hai loại. Phổ biến nhất là loại cột đứng, gọi là Daitourou, được đặt rất nhiều trong các khu vườn, đền chùa. Có rất nhiều kiểu dáng, từ loại lỗ tròn cho đến lỗ vuông, từ loại cao dạng cột đến dạng thấp bè bè.
Các cấu trúc, kiểu dáng của chúng cũng dần được cách điệu, làm đẹp và trông khác biệt hơn rất nhiều so với đèn đá ở Trung Quốc.
Đèn lồng Chouchin
Chouchin là những chiếc đèn lồng được thiết kế đơn giản, còn được gọi là đèn lồng đỏ và cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do có thiết kế đơn giản, Chouchin được sử dụng trong các ngôi đền chùa hay trước của nhà hàng, quán ăn…Đây cũng là loại đèn được sử dụng chủ yếu tại các lễ hội đèn lồng.
Bên cạnh đó, Chouchin còn được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân. Đặc biệt, Chouchin có giấy bọc bên ngoài khung đèn màu đỏ. Ngày nay được thiết kế sử dụng bóng điện để chiếu sáng chứ không dùng nến hay dầu như các loại đèn khác.
Đèn lồng Nhật Andon
Những chiếc đèn lồng truyền thống Andon được ra đời vào thời kỳ Edo, được duy trì và bảo tồn cho đến ngày nay. Đèn lồng Andon được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất, trong các nhà hàng, quanh các khu vườn hay khách sạn cổ điển…
Đèn Andon được làm từ nguyên liệu tre hoặc kim loại. Các nghệ nhân đan tre hay kim loại khéo léo tạo ra phần khung đèn. Tiếp đó sử dụng giấy nhiều màu sắc để bọc khung đèn. Bên trong khung được đặt một bát sứ có chứa dầu để thắp sáng.Chính lớp giấy này đem đến những chiếc đèn Andon nhiều màu sắc đa dạng khác nhau.
Đèn lồng Bonbori
Bonbori là những chiếc đèn lồng cổ, được làm từ giấy, có kết cấu hình lục giác đặc trưng. Đây là loại đèn lồng Nhật Bản được sử dụng phổ biến trong các dịp lễ hội, hay dùng để trang hoàng các lối đi dẫn lên khu đền chùa linh thiêng. Đặc điểm của Bonbon là có thể treo được lên dây hay đặt trên một cây cột đèn.
Đèn lồng Nhật Bản – Linh hồn của lễ hội truyền thống xứ Phù Tang
Là quốc gia có bề dày truyền thống, Nhật Bản có rất nhiều lễ hội độc đáo. Trong đó phải kể đến lễ hội đèn lồng. Đây được xem là sản phẩm tinh thần và cảm quan tâm linh của người Nhật. Những lễ hội đèn lồng Nhật Bản không chỉ để cầu chúc cho một mùa thu phù trú mà còn giúp xua đuổi ma quỷ và các linh hồn xấu xa, đem đến sự may mắn và bình an.
Dưới đây là một số lễ hội đèn lồng Nhật Bản nổi tiếng:
Lễ hội đèn lồng Obon
Nếu lễ hội đèn lồng Nhật Bản là một phần của văn hóa truyền thống thì lễ hội Obon là minh chứng tiêu biểu cho điều này. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của người Nhật, được tổ chức vào dịp mùa xuân hoặc mùa thu.
Hàng năm, mỗi khi đến dịp tổ chức lễ hội Obon, người dân lai đi thăm viếng phần mộ tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính với người đã khuất.
Đến với lễ hội đèn lồng Nhật Bản Obon, bạn sẽ được lạc vào “xứ sở đèn lồng” với nhiều loại đèn lồng khác nhau. Từ đèn lồng đá, đèn lồng thả nổi đến đèn lồng trời, đèn lồng treo…
Lễ hội lồng đèn Kanto Nhật Bản
Lễ hội đèn lồng Kanto được tổ chức tại thành phố Akita, Tohoku, Nhật Bản. Thời gian tổ chức lễ hội là ngày mùng 3 cho tới ngày mùng 6 của tháng 8.
Đến với lễ hội đèn lồng Kanto, bạn sẽ được khám phá nét đẹp tâm linh thần bí trong tư duy của người dân “xứ Phù Tang”. Tại đây có rất nhiều chiếc đèn lồng được mắc trên một cây tre kanto cao và dài. Mỗi một chiếc đèn treo lên sẽ tượng trưng cho những hạt lúa trổ bông trĩu hạt.
Thông thường, một cây kanto to có thể gắn đến 50 chiếc đèn lồng được làm bằng giấy cầu may Gohei.Thông qua lễ hội này, người dân Nhật Bản muốn cầu tài, cầu sự may mắn và bình an. Trong ba ngày diễn ra lễ hội Kanto, sẽ có rất nhiều hoạt động nổi bật để bạn khám phá và hòa mình vào không gian lễ hội đặc sắc của Nhật Bản.
Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu Chochin
Đây là lễ hội đèn lồng Nhật Bản hấp dẫn được tổ chức tại tỉnh Fukushima. Lễ hội này được tổ chức từ ngày mùng 4 cho tới ngày mùng 6 của tháng 10.
Đến với Nihonmatsu Chochin, bạn sẽ được trải nghiệm không khí lễ hội rất nhộn nhịp và sống động. Đặc biệt hơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 7 cỗ xe lớn được treo khoảng 3000 lồng đèn một xe đi diễu hành quanh thành phố với tiếng nhạc, tiếng trống dập dìu vui nhộn. Lễ hội Nihonmatsu Chochin được xem là nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng Nihonmatsu của tỉnh Fukushima.
Lễ hội Owari Tsushima Tenno
Lễ hội Owari Tsushima Tenno được tổ chức tại đền Tsushima của tỉnh Aichi. Vào dịp diễn ra lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những con thuyền Danjiri Bune đặc sắc được trang trí 12 chiếc đèn lồng trên khu vực cột buồm.
Sở dĩ có 12 chiếc đèn là bởi nó tượng trưng cho 12 tháng trong năm và phía dưới sẽ có 365 chiếc đèn lồng khác được tạo hình bán nguyệt đẹp mắt để tượng trưng cho số ngày trong năm.
Lễ hội Taga Taisha Manto
Taga Taisha Manto là lễ hội đèn lồng tại Nhật Bản được tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần thánh. Lễ hội này được tổ chức từ ngày mùng 3 cho tới mùng 5 tháng 8 tại tỉnh Shiga.
Vào dịp diễn ra lễ hội sẽ có 12000 đèn lồng được thắp sáng treo dọc theo các con đường nằm ngang. Tất cả tạo nên một khung cảnh bắt mắt và ngập tràn ánh đèn chiếu rọi từ khắp mọi nơi.
Đặc biệt, tới đây, du khách còn được tham gia vào các màn nhảy tập thể hay xem biểu diễn nghệ thuật. Chính vì vậy, khi tới tỉnh Shiga tham gia lễ hội, du khách sẽ lưu giữ được rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi du lịch Nhật Bản của mình.
Đèn lồng Nhật Bản trong thiết kế nội thất
Không chỉ mang giá trị văn hóa tinh thần, đèn lồng Nhật Bản còn mang giá trị thẩm mỹ cao. Những chiếc đèn lồng của Nhật được thiết kế độc đáo và riêng biệt, có sự kết hợp hài hòa của vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
Đèn lồng Nhật Bản tạo điểm nhấn cũng như đặc trưng thiết kế cho không gian nội thất, được sử dụng khi thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản hay phong cách Trung Hoa…
Trang trí đèn lồng trong không gian sống
Là sản phẩm mang tính hài hòa cao, bạn có thể ứng dụng thiết kế đèn lồng Nhật Bản tại nhiều không gian nội thất khác nhau như phòng khách, phòng ngủ hay khu vực cầu thang.
Với đặc trưng thẩm mỹ cao, đem đến ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng, khôi chói mắt, đèn có tác dụng bảo vệ mắt, rất thích hợp để trang trí cho không gian phòng ngủ.
Bên cạnh công năng sử dụng, đèn lồng Nhật Bản cũng đem đến hiệu ứng thẩm mỹ cho không gian sống, đem đến sự nhẹ nhàng và thư thái cho không gian thiết kế.
Trang trí đèn lồng tại các nhà hàng, khách sạn
Không chỉ là món đồ nội thất được chọn lựa cho không gian sống, đèn lồng Nhật Bản còn được sử dụng phổ biến khi thiết kế nhà hàng, khách sạn.
Hiểu được vai trò của ánh sáng trong không gian nhà hàng, các nhà hàng Nhật thường sử dụng đèn lồng để chiếu sáng và trang trí cho căn phòng. Vẻ đẹp ấm áp, dễ chịu tỏa ra từ những chiếc lồng đèn mang nhiều màu sắc, hoa văn ấn tượng sẽ là một điểm gây ấn tượng mạnh mẽ cho thực khách.
Ngoài những chiếc đèn thả là đèn lồng trụ được thiết kế đơn giản in họa tiết đặc sắc trên bề mặt. Các thực khách sẽ được ngắm nhìn những bức tranh nghệ thuật từ những chiếc đèn lồng này.
Đèn lồng đặt tại các ngôi chùa
Lồng đèn cũng được dùng phổ biến tại các ngôi chùa Nhật Bản. Đây là vật dụng thắp sáng, vừa tạo sự thanh cao, uy nghiêm tại chốn tâm linh. Vì vậy, khi bước vào các ngôi đền, chùa chiền, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh lồng đèn từ ngoài cổng vào.
Ý nghĩa biểu trưng của cái đèn gắn với ý nghĩa của sự tỏa sáng. Ngọn đèn là một biểu tượng của con người. Điều này thể hiện sự bảo vệ của các đấng vô hình đối với con người Việt Nam.
Vì thế, việc lựa chọn đèn lồng Nhật Bản tại ngôi chùa cần được thực hiện tỉ mỉ. Điều này, sẽ khiến mỗi một chiếc đèn khéo léo tôn lên vẻ đẹp của không gian khi thắp sáng chốn linh thiêng. Thông thường, tại các chùa chiền thường sử dụng đèn lồng hình tròn, hình chữ nhật đơn giản.
Qua sự tìm hiểu trên, có thể thấy, đèn lồng Nhật Bản là một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản và trong cuộc sống của người dân “đất nước mặt trời mọc”. Nó không đơn thuần với công năng chiếu sáng mà còn thể hiện giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp. Nếu đi du học Nhật Bản, đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm các lễ hội đèn lồng độc đáo của đất nước này nhé!